Nhắc đến Frida Kahlo, người yêu nghệ thuật nghĩ ngay đến vẻ đẹp phi giới tính, một biểu tượng toàn cầu về sự chống chọi lại nghịch cảnh và áp bức. Ngay từ nhỏ, cha của bà, một nhiếp ảnh gia người Đức đã nhận ra thiên hướng nghệ sĩ ở người con gái. Ông dạy kiến thức nhiếp ảnh cho Kahlo và nhờ bạn của ông, chuyên viên in ấn (printmaker) hướng dẫn không chính thức cho bà về thiết kế đồ hoạ (graphic arts). Khả năng thiên bẩm của Kahlo vượt xa hơn những gì bạn của cha bà mong đợi. Ông trả lương cho Kahlo và đưa bà trở thành người tập sự của mình. Nhưng khi đó Kahlo không thích theo nghệ thuật, bà thích ngành y hơn. Tiếc thay, học vấn và công việc tập sự của bà bị đứt đoạn bởi lần tai nạn nghiêm trọng suýt lấy đi mạng sống của bà ở tuổi 18.
Trong thời gian nằm trên giường hồi phục, Kahlo luôn đắn đo về con đường sau này của mình và cuối cùng chuyển sở thích nghệ thuật của mình thành một thứ gì đó nhiều hơn thế. Mặc cho sự hạn chế về di chuyển, bà bắt đầu vẽ chân dung của mình qua gương. Nhiều tác phẩm chân dung của bà được lấy cảm hứng từ chính nỗi đau của Kahlo. Phong cách nổi tiếng của bà là kết hợp ảnh hưởng của châu Âu như chủ nghĩa hiện thực với nghệ thuật truyền thống Mexico và biểu tượng Công giáo mà sau này người ta gọi bà là “Thánh nữ” hội hoạ thế kỷ 20.
Kahlo có thói quen mặc trang phục Mexico truyền thống, dòng máu lai giữa Đức-Mexico cũng được bà thể hiện rõ nét trong thời trang, điều này được phản ánh trong vô số bức chân dung cá nhân của bà trong suốt cuộc đời. Bên cạnh trang phục, bà cũng cầu kỳ trong việc chọn trang sức, đặc biệt là vòng tay. Đa phần các bức tranh của bà đều liên quan đến việc mổ xẻ, hình ảnh các bộ phận cơ thể được bà thể hiện ngay trên tranh. Mọi trải nghiệm cá nhân, và hôn nhân, những lần phẫu thuật đều được bà lấy làm đề tài vì bà cho rằng “Tôi không bao giờ vẽ về giấc mơ. Tôi vẽ hiện thực của chính mình…”.